Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Nói về chợ Phan Thiết

Hình thành cách đây hơn 300 năm, thành phố du lich Phan Thiet hội tụ những nét văn hóa của cư dân ven biển miền Trung. Cho đến ngày hôm nay, người ta có thể tìm thấy những dấu ấn ấy trong cuộc sống thường ngày của người dân địa phương qua những nơi chốn cụ thể. Chợ Phan Thiết là một điển hình. Dù trải qua 3 thế kỷ, có nhiều thay đổi, nhưng chợ Phan Thiết sẽ mãi là biểu tượng về hoạt động thương mại của Phan Thiết xưa và nay.

Du lịch Phan Thiết - chợ

Khoảng cuối thế kỷ XIX, Phan Thiết là một trung tâm thương mại của vùng duyên hải Nam Trung kỳ. Được tự nhiên ban tặng những điều kiện thuận lợi, Phan Thiết vào thời kỳ ấy khá phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều. Từ đó, nhu cầu lưu thông hàng hóa với ngoại tỉnh cũng đuợc mở rộng. Chợ búa mọc lên nhiều hơn. Đây đó hình thành thị trấn, thị tứ, dân cư đông đúc, buôn bán nhộn nhịp. Ở trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết, một khu chợ được hình thành.

Chợ Phan Thiết hình thành vào năm 1697. Ban đầu nằm cạnh sông Mường Mán, nay gọi là Cà Ty. Chợ họp cả hai bên bờ sông, trong khi dưới sông thì ghe thuyền tấp nập. Từ đây, nhiều loại hàng hóa được chở đi Sài Gòn, Nam kỳ lục tỉnh và cả Cambodia…

Ngày trước, so với các chợ nhỏ khác, chợ Phan Thiết không nói thách giá nhiều. Các tiểu thương cư xử có phần văn hóa. Bây giờ, thời buổi cạnh tranh gay gắt, nét đẹp ít nhiều mất đi. Để lại ấn tượng không hay đối với người dân từ nơi khác đến. Dù rằng, mỗi thời một khác, nhưng người ta vẫn mong sao chợ Phan Thiết giữ được nét văn hóa riêng của mình.

Có thể nói, trải qua nhiều mốc thời gian, chợ Phan Thiết vẫn là nơi làm ăn sinh sống của không ít gia đình. Nhờ quầy hàng ở chợ mà con cái của nhiều gia đình ăn học đến nơi đến chốn. Có người đã khá, giàu lên nhờ buôn bán kinh doanh.

Xuất xứ cái tên lầu Ông Hoàng

Nằm cách trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.

Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất của thành phố du lich Phan Thiet ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.

Lầu Ông Hoàng không phải là nhà lầu của một người đàn ông tên Hoàng, càng không phải là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại nghỉ mát như lâu nay người ta đồn đại.

Xuất xứ của địa danh lầu Ông Hoàng bắt nguồn vào năm 1911, gắn liền với một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Thấy phong cảnh sơn thủy ở những ngọn đồi lân cận Phan Thiết hữu tình, ông hoàng này nảy sinh ý định mua đất xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này.

Sau những cuộc thăm viếng và thương lượng, công sứ Garnier cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán ngọn đồi Bà Nài cho công tước De Montpensier. Ngày 21-2-1911, cách nhóm đền tháp Pôsanư 100m về hướng nam, trên diện tích 536m2, một biệt thự với qui mô 13 phòng đã được khởi công xây dựng.