Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Dạo bước đến phố tây ba lo

Nếu như Hà Nội nổi tiếng với nhiều con phố gắn liền với “văn hóa hàng quán” của Đồng bằng Bắc bộ như: Hàng Gà, hàng Mành, hàng Chiếu... thì phố Sài Gòn lại được nhiều người nhắc đến với những cái tên gắn liền với từng dân tộc nghe qua thấy ngồ ngộ như: phố Tàu, phố Miên, phố Hàn... mà nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến “phố Tây ba lo”.

Dù không chính thức nhưng cái tên này từ lâu đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với dân Sài Gòn. Thậm chí tạp chí hướng dẫn du lịch có uy tín trên thế giới là Lovely Planet (hành tinh đẹp) cũng đã đưa con phố này vào danh sách hướng dẫn cho khách quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh.

Với vị trí nằm ngay giữa trung tâm Q1-TP.HCM, “Phố Tây” được “phân lô” trong khu tứ giác: Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng sang trọng và những đường phố rộng rãi, tấp nập xe cộ qua lại, khu phố Tây Phạm Ngũ Lão lại tỏ ra bình dân và khiêm tốn với những dãy phố, con hẻm hẹp và dài đặc trưng của đất Sài Gòn.
Lần lại lịch sử của khu phố này qua một số tài liệu còn lưu lại thì được biết, “phố Tây” hình thành vào khoảng năm 1986, khi có một vài nhóm du khách Pháp, Nhật, Mỹ tình cờ cùng tập trung về lưu trú tại đây. Lý do họ chọn khu này có lẽ vì gần chợ Bến Thành, lại ở trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng tiện lợi.

Trong ký ức của nhiều người thì ngày đó, những con đường, ngõ hẻm trong phố khá yên tĩnh. Dọc theo đường Phạm Ngũ Lão là nhà ga xe lửa (nay là công viên 29/3), cỏ mọc xanh um như một cánh đồng nằm ngay trong lòng thành phố. Hàng quán thì lèo tèo vài tiệm phở và quán bún bò bình dân.

Khách Tây đổ về ngày một nhiều, khu phố này cũng dần biến đổi để thích nghi với nhu cầu của một vùng “chuyên biệt” cho Tây. Đủ các dịch vụ du lịch, từ cho thuê xe máy, xe đạp đến làm đẹp, ăn uống... cho đến cả “móc túi”, “gái mại dâm” cũng dần nở rộ. Chỉ cần bước chân ra khỏi khách sạn là có thể bắt gặp tất cả.

Đặc biệt từ năm 1993, khi được nhắc đến trong tập sách du lịch Lonely Planet (nổi tiếng trên 150 quốc gia), nhiều nhóm khách “du lịch bụi” từ Nhật, Pháp, Úc, Anh, Tây Ban Nha... đã đưa nó vào “điểm hẹn” của họ khi đến Sài Gòn. Các vị khách này thường đeo ba lô hành lý đi lòng vòng tìm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, thấy vậy người dân ở đây bèn gọi là “Tây ba lô”. Tên phố ra đời từ đó.

5h30 chiều, tôi ghé vào bar Cyclo trên đường Phạm Ngũ Lão. Giá cả ở đây cũng phù hợp với một số du khách không dư dả nhiều về tiền bạc. Đến khoảng 7h tối, khi bên ngoài đèn đường bắt đầu bật sáng, thì trong bar, nhạc cũng bắt đầu chát chúa. Nhiều đôi trai Tây gái ngoại, cả trai Tây gái Việt dìu dắt nhau nhún nhảy, tiếng bước chân lẫn vào những tiếng cười nói, những tràng tiếng anh “bồi” hoặc những câu tiếng Việt lơ lớ.

Sau gần hai giờ đồng hồ thử làm “Tây ba lo” trong bar tôi mò ra ngoài tìm một tô cháo lòng. Giữa khu phố có tên khá sang trọng này, chỉ phải trả 15.000 đồng cho một tô cháo là một cái giá khá bất ngờ với nhiều người.
Bà chủ quán độ gần 50 tuổi với cái giọng đặc sệt xứ Quảng còn cho biết: Không chỉ có cháo lòng mà hầu hết mọi thứ ở nơi đây đều khá bình dân, bởi những Tây ở đây phần lớn cũng thuộc diện “Tây bình dân” với sở thích là... “tiêu tiền lẻ”. Họ đến nước mình du dịch theo hình thức du lịch tự túc, không thông qua các công ty du lịch. Tiền thì lấy từ nguồn trợ cấp thất nghiệp của chính phủ nên việc tiêu pha cũng khá dè xẻn.

Đánh mắt sang ông Tây râu tóc vàng hoe đang xì xụp húp cháo cạnh tôi bà cười cười bảo: “Ông” này tên là Philip, tuần trước vừa mới đặt chân đến đây thì bị một ả cave vờ ngọt nhạt ôm eo, sờ soạng rồi móc túi cho bằng sạch. May mà còn sót lại tí tiền trong ba lô không là “móm”... Bà chủ quán đang còn hào hứng kể thì Philip đã húp xong tô cháo, đứng dậy xòe ra 15.000 đồng gấp sẵn. “Ông Tây” nhìn tôi nhoẻn miệng cười rồi xách ba lô đi ra lề đường vẫy một chiếc xe. Tôi không nhìn theo nữa nhưng cũng biết đó không phải là một chiếc taxi bởi có một cái giọng lơ lớ vang lên: “Xe ô ơm... xe ô ơm.”

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Đồi cát - du lịch Phan Thiết Mũi né

Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh diễm lệ trải đều khắp mọi miền từ Bắc vào Nam, từ cao nguyên đến hải đảo và mỗi địa danh ẩn chứa những nét đặc trưng mang sắc thái riêng, phong phú, đa dạng có sức hấp dẫn lạ thường.

Nếu các tỉnh Tây Nguyên nổi tiếng bằng hệ thống thác kỳ vĩ do tạo hóa ban tặng, vùng biển phía Bắc có Vịnh Hạ Long với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên sóng nước cùng quần thể hang động đẹp tuyệt trần thì dọc bờ biển cực Nam Trung bộ cũng chẳng kém phần thơ mộng khi có những khu du lịch sinh thái biển quyện chặt hài hòa giữa con người với thiên nhiên, trong đó du lich Phan Thiet đến Mũi Né của Bình Thuận là điểm dừng chân vô cùng lý thú.

Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố du lịch Phan Thiết. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu - huyết lộ duy nhất này được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.


 
Đặc biệt vào mỗi dịp hè, du khách tấp nập đi du lịch Phan Thiết - Mũi Né đông như trẩy hội. Bởi ngoài sở thích truyền thống tắm biển, còn để tham gia thưởng thức một trò chơi giải trí có một không hai khác là "lướt trên sóng cát" tại đồi cát. Mờ sáng tinh sương, khi mặt trời vừa lấp ló sau rặng phi lao, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, hàng chục du khách trong và ngoài nước, nhiều nhất là các bạn trẻ đã có mặt chuẩn bị tham gia tiết mục độc đáo này. Phương tiện thật đơn sơ, chỉ cần một tấm nhựa cứng kích thước khoảng 0,5 x 1m, được uốn cong tựa mui thuyền do người dân sở tại cho mượn (hoặc thuê giá chỉ 5 ngàn đồng/giờ, chủ yếu kết hợp bán bưu thiếp quảng bá cho ngành du lịch tỉnh nhà), bạn cứ thế đi đến đỉnh đồi, nhẹ nhàng ngồi lên và mặc sức thả cho "thuyền" trượt dài theo sóng cát, chuyển động theo nguyên lý hợp lực trên mặt phẳng nghiêng. Nếu như lướt ván trên mặt nước, bạn cần dựa theo chiều di chuyển của ca nô để điều chỉnh hướng đi thông qua dây kéo thì ở đây, chỉ việc khoát nhẹ tay xuống mặt đồi là có thể thay đổi đường đi theo ý muốn, thậm chí "thắng" dừng ngay tại chỗ bằng cách đưa hai chân từ từ "neo" sâu vào lòng cát mà không gặp bất cứ sự cố nguy hiểm nào, thú vị vô cùng.


Sau vài "cua rơ" ngoạn mục, du khách kéo nhau xuống bãi tắm Mũi Né gần đó tiếp tục bơi lặn cùng sóng biển rồi vào các nhà hàng thưởng thức những món ăn đặc sản ấn tượng như ốc nhảy hấp nóng chấm mắm gừng, cá mú cuộn bánh tráng cùng tôm, cua, ghẹ rang muối ít nơi nào sánh nổi. Và cuối cùng, trước khi kết thúc chuyến đi, rời xứ sở du lịch Phan Thiết đầy quyến rũ bạn đừng quên dạo chợ mua quà tặng người thân, bạn bè với những sản vật dân dã, đậm đà quê hương như cốm sữa, cốm gừng, bánh rế - mà bất cứ ai khi đã nếm thử một lần là nhớ mãi.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Thư giản tại biển du lịch Vũng Tàu

Một không gian thoáng đãng được bao quanh bởi mặt biển trong xanh, những con sóng trắng nhấp nhô lăn dài trên bãi cát vàng mịn. Có nắng, có gió và có cả sảng khoái khi được trầm mình trong sóng nước dập dềnh cho con người được một cảm giác thư giãn tại thành phố biển du lịch Vũng Tàu.

Khí hậu ở đây có thể là tốt nhất, một không gian đầy gió, đầy sự ấm áp. Quanh năm ôn hòa không nóng và cũng chẳng lạnh lắm, buổi trưa cơ thể ta có thể xuất ra một ít mồ hôi như một sự điều tiết rất tự nhiên, còn buổi chiều và về đêm thì thật mát mẻ. Cuối ngày thử dong xe dạo quanh một vòng bờ biển sẽ thấy hết sự thi vị, những ngọn gió từ biển thổi vào phủ trên thân thể cho một cảm giác khoan khoái. Con đường quanh phố vòng vèo, bên biển, bên núi, những quán cà phê với thật nhiều đèn trang trí, những khách sạn cao cấp tráng lệ trầm ngâm nhìn ra biển như đón lấy ngọn gió trong lành và mát dịu. Đêm về bãi trước lung linh huyền ảo. Lần đầu đến đây du khách như bị mê hoặc bởi vẻ đẹp tự nhiên mà trời đất đã ban cho. Con đường dẫn lên ngọn hải đăng lãng mạn, ngoạn mục, một màu xanh của cỏ cây tạo cho ta một cảm giác mềm mại và thanh bình. Thành phố du lich Vung Tau nhìn từ ngọn hải đăng vào buổi tối như một viên ngọc lung linh với nhiều màu sắc rực rỡ tạo nên này một dáng dấp nguy nga tráng lệ, những ngọn đèn màu vàng thắp sáng những con đường như chảy mãi, được bao bọc bởi bốn bề mặt biển màu thiên thanh và những rặng dương rì rào gió hát.

Vũng Tàu nhìn từ trên cao

Những cái tên như cầu Cỏ May, bãi Trước, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa, bến Đá, bến Đình, núi Lớn, núi Nhỏ không thể lẫn trộn vào đâu được. Và còn thật nhiều nữa danh thắng như Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, Nghinh Phong, Chúa giang tay, Đình Thần Thắng Tam, Nhà Lớn xã đảo Long Sơn, suối nước nóng Bình Châu, Long Hải, khu căn cứ cách mạng Minh Đạm, địa đạo Long Phước, Côn Đảo… dự án những khu du lịch đã, đang được triển khai xây dựng dọc theo con đường Festival biển như hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Tràm Strip… đã làm nên một Bà Rịa - Vũng Tàu du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.


Đến với Bà Rịa - Vũng Tàu là cảm nhận được ngay bầu không khí trong veo thông thoáng, được trầm mình trong vị mặn của nước biển xanh, được nghe gió hát bản tình ca rì rào muôn thủa của sóng và thùy dương, được cùng bè bạn ngồi nhâm nhi vài ly đế Hòa Long bên nồi lẩu hải sản còn tươi rói và đĩa cơm chiên cá mặn còn nồng vị biển thì còn gì bằng. Khi đi tham quan du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nếu chưa thưởng thức món bánh khọt gốc vú sữa, bánh canh Long Hương, bánh hỏi thịt nướng An Nhứt là như chưa đến Bà Rịa – Vũng Tàu vậy.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Đi du lịch Vũng Tàu khám phá 3 bãi biển ít người biết

Ngoài bãi Dứa, bãi Dâu, bãi Trước, bãi Sau, thành phố du lịch Vũng Tàu còn 3 bãi tắm tuyệt đẹp mà chỉ những ai là thích khám phá mới biết đó là bãi Vọng Nguyệt, Chí Linh, và Đồi Nhái.

Bãi Vọng Nguyệt: nằm dưới chân Núi Nhỏ và có thể nhìn thấy từ Tượng Đức Chúa giang tay trên đỉnh núi. Bãi Vọng Nguyệt còn khá hoang sơ với cát trắng, nước trong, sóng nhiều. Đặc biệt là ba bề vách đá cheo leo hùng vĩ (nhất là mũi Nghinh Phong). Nhưng thích nhất là những ngọn gió, cứ lồng lộng và mát lạ thường.



Nằm trong nội thành và ngay dưới chân một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng khi đi du lich Vung Tau, nhưng bãi Vọng Nguyệt ít được biết đến bởi muốn vào bãi, du khách phải chịu khó lần đường mòn qua dốc núi. Vì thế, đây có thể nói là bãi biển chỉ dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm khi đi du lịch Vũng Tàu.

Bãi Chí Linh: nằm trong khu du lịch Chí Linh, cách Thành phố du lịch Vũng Tàu khoảng 3km. Nếu đi từ Sài Gòn xuống quốc lộ 51C thì đến ngã tư Chí Linh (ngang với khu 3 tòa nhà cao ốc 18 tầng), quẹo trái chạy thẳng theo đường nhựa là đến.

Trong KDL Chí Linh, màu xanh ngút ngàn của những dãy đồi chập chùng, thung lũng xanh mướt như hoà làm một với biển xanh, cát trắng nắng vàng. Chính vẻ đẹp ấy, nơi đây còn được biết đến như một “Đà Lạt biển”.

Đến đây, ngoài việc thả mình trong làn nước mát rượi, chơi đùa với sóng biển. Buổi sáng, bạn còn được thưởng thức dàn hợp xướng của những chú chim đang cất vang tiếng hót chào đón ngày mới, hay buổi trưa, thả mình dưới những tán cây xanh, đánh một giấc vô lo trong tiếng sóng, tiếng lá cây xào xạc.

Tại KDL có hai hình thức kinh doanh là khu vực dành cho khách VIP va khu vực dành cho dân du lịch bụi. Tuỳ túi tiền mà bạn có thể lựa chọn dịch vụ.

Bãi Đồi Nhái: Khác với cả hai bãi biển trên, bãi Đồi Nhái chưa được khai thác lại nằm trong khu vực cách xa dân cư nên là địa điểm dành cho khách phượt và dân địa phương là chính.

Muốn đến bãi Đồi Nhái, từ thành phố vũng tàu, xuôi theo đường 3.2, chạy mãi sẽ gặp biển báo rẽ vào Đồi Nhái, rẽ vào đó chạy thẳng là đến.

Biển Đồi Nhái khá nông do được cát từ sông bồi lắp. Nước ở đây trong, sạch và không một bóng khách du lịch vào ngày thường. Chưa có hình thức kinh doanh hay khai thác du lịch nên đây là địa điểm lý tưởng cho việc cắm trại theo nhóm lớn.

Một lưu ý nhỏ là tại đây không có bất kỳ hàng quán nào nên trước khi đến đó, bạn phải chuẩn bị đồ ăn, thức uống cũng như vật dụng để ngủ lại.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Dạo quanh Hồ Xuân Hương tại Đà Lạt

Khi đã đến du lịch Đà Lạt chớ quên ghé thăm hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp hồ Xuân Hương đã làm say đắm biết bao nhà thơ, nhà văn. Như nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng phải ngẩn ngơ lặng nhìn:

Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều

Để nghe dưới nước đáy hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để nghe trời giải nghĩa yêu

Hồ Xuân Hương là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố du lich Da Lat. Người ta ví Hồ Xuân Hương như trái tim của thành phố du lịch Đà Lạt. Hồ có hình mảnh trăng lưỡi liềm, là nơi thơ mộng, cuốn hút khách nhàn du, cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình. Mặt hồ phẳng lặng như tấm kính pha lê, soi bóng những hàng thông reo hát suốt ngày đêm. Những con đường quanh hồ rợp bóng cây tùng, tạo thêm vẻ thơ mộng cho hồ.



Sáng sớm, và hoàng hôn là thời điểm Hồ Xuân Hương đẹp nhất. Nước hồ như một tấm gương trong vắt in bóng hình thành phố. Gió nhẹ nhàng và không gian thoáng đãng. Chẳng trách nhiều đôi tình nhân thích dạo mát quanh hồ. Bạn bè, gia đình cũng thích đến hồ Xuân Hương để tìm cảm giác thư giãn, thoả mái nhất.


Chiều tàn hay đêm đến, du khách khi đến du lịch Đà Lạt có thể tản bộ hay lọc cọc xe ngựa quanh hồ để lâng lâng cùng chút se se lạnh cao nguyên hoặc ngồi nhâm nhi ly rượu, tách cà phê ở các nhà hàng Thủy Tạ, Thanh Thủy ven hồ và thả hồn lăn tăn cùng mặt nước Xuân Hương. Ngoài ra du khách còn có thể đạp pedalo, đi xuồng máy hay chèo thuyền cao su trên hồ.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Nói về chợ Phan Thiết

Hình thành cách đây hơn 300 năm, thành phố du lich Phan Thiet hội tụ những nét văn hóa của cư dân ven biển miền Trung. Cho đến ngày hôm nay, người ta có thể tìm thấy những dấu ấn ấy trong cuộc sống thường ngày của người dân địa phương qua những nơi chốn cụ thể. Chợ Phan Thiết là một điển hình. Dù trải qua 3 thế kỷ, có nhiều thay đổi, nhưng chợ Phan Thiết sẽ mãi là biểu tượng về hoạt động thương mại của Phan Thiết xưa và nay.

Du lịch Phan Thiết - chợ

Khoảng cuối thế kỷ XIX, Phan Thiết là một trung tâm thương mại của vùng duyên hải Nam Trung kỳ. Được tự nhiên ban tặng những điều kiện thuận lợi, Phan Thiết vào thời kỳ ấy khá phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều. Từ đó, nhu cầu lưu thông hàng hóa với ngoại tỉnh cũng đuợc mở rộng. Chợ búa mọc lên nhiều hơn. Đây đó hình thành thị trấn, thị tứ, dân cư đông đúc, buôn bán nhộn nhịp. Ở trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết, một khu chợ được hình thành.

Chợ Phan Thiết hình thành vào năm 1697. Ban đầu nằm cạnh sông Mường Mán, nay gọi là Cà Ty. Chợ họp cả hai bên bờ sông, trong khi dưới sông thì ghe thuyền tấp nập. Từ đây, nhiều loại hàng hóa được chở đi Sài Gòn, Nam kỳ lục tỉnh và cả Cambodia…

Ngày trước, so với các chợ nhỏ khác, chợ Phan Thiết không nói thách giá nhiều. Các tiểu thương cư xử có phần văn hóa. Bây giờ, thời buổi cạnh tranh gay gắt, nét đẹp ít nhiều mất đi. Để lại ấn tượng không hay đối với người dân từ nơi khác đến. Dù rằng, mỗi thời một khác, nhưng người ta vẫn mong sao chợ Phan Thiết giữ được nét văn hóa riêng của mình.

Có thể nói, trải qua nhiều mốc thời gian, chợ Phan Thiết vẫn là nơi làm ăn sinh sống của không ít gia đình. Nhờ quầy hàng ở chợ mà con cái của nhiều gia đình ăn học đến nơi đến chốn. Có người đã khá, giàu lên nhờ buôn bán kinh doanh.

Xuất xứ cái tên lầu Ông Hoàng

Nằm cách trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.

Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất của thành phố du lich Phan Thiet ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.

Lầu Ông Hoàng không phải là nhà lầu của một người đàn ông tên Hoàng, càng không phải là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại nghỉ mát như lâu nay người ta đồn đại.

Xuất xứ của địa danh lầu Ông Hoàng bắt nguồn vào năm 1911, gắn liền với một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Thấy phong cảnh sơn thủy ở những ngọn đồi lân cận Phan Thiết hữu tình, ông hoàng này nảy sinh ý định mua đất xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này.

Sau những cuộc thăm viếng và thương lượng, công sứ Garnier cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán ngọn đồi Bà Nài cho công tước De Montpensier. Ngày 21-2-1911, cách nhóm đền tháp Pôsanư 100m về hướng nam, trên diện tích 536m2, một biệt thự với qui mô 13 phòng đã được khởi công xây dựng.